Cách phân biệt bột matcha và bột trà xanh đúng cách
Hiện nay có rất nhiều người nhầm tưởng rằng bột trà xanh và bột matcha đều là một, tuy nhiên trên thực tế đây lại là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau cả quy trình sản xuất cũng như thành phần. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt bột matcha và bột trà xanh khác nhau ở đâu nhé!
Mục lục
ToggleCách phân biệt bột matcha và bột trà xanh
Quy trình sản xuất bột matcha
Sử dụng 100% búp lá trà non và được sản xuất theo quy chuẩn đặc, khi búp trà bắt đầu nhú ra thì toàn bộ vườn trà sẽ được che phủ rơm(bạt) trong khoảng 2-3 tuần để điều chỉnh quá trình quang hợp. Các mầm trà lúc này sẽ gọi là Gyokuro.
Khi che phủ lên cây trà sẽ làm chậm lại quá trình tăng trưởng của lá, từ đó làm tăng gấp 10 lần hàm lượng diệt lục, các vitamin khoáng chất, các amino axit và đem lại vị ngọt thanh cho trà.
Khi búp trà tươi đến thời điểm thu hoạch thì lúc này búp trà sẽ được hái thủ công bằng tay.
Tiếp theo những búp trà này sẽ được hấp chín bằng hơi nước, sấy khô và tách bỏ gân, cuống lá để mang tới thành phẩm chất lượng nhất. Lúc này phần lá trà đã được xử lý sẽ được gọi là Tencha.
Bước tiếp theo, Tencha sẽ được nghiền bằng các máy xay bằng grannit để tạo thành bột mịn, và loại bột này chính là Matcha.
Quy trình sản xuất bột trà xanh
Bột trà xanh được sản xuất từ 70% lá trà non và 30% búp trà không được trải qua các quy trình phức tạp nghiêm ngặt như matcha. Được thu hoạch, sấy nhiệt và nghiền bằng máy công nghiệp đa phần là như thế tuy nhiên hiện nay một số cơ sở sản xuất hiện nay sử dụng công nghệ sấy lạnh để đảm bảo dinh dưỡng của bột.
Bột trà xanh thông thường không được loại bỏ gân, lá tuy nhiên cũng có một số cơ sở có tách gân lá.
Chính vì bị sấy nhiệt, lá trà bị mất diệp lục. Sau đó xay bằng máy công nghiệp nên trong quá trình xay bị sinh nhiệt, làm cho bột trà bị vàng, hoặc vàng đen, bột không được mịn, có thể nhìn rõ bằng mắt thường.
Vì đa phần sử dụng nhiệt để sấy lên trà sẽ bị mất ít nhiều chất diệt lục, từ đó làm mất đi một phần các chất dinh dưỡng. Tiếp theo bột sẽ cho vào máy xay công nghiệp để xay trong quá trình máy hoạt động sẽ sản sinh ra nhiệt từ đó làm bột sẽ hơi ngả vàng, hoặc đen, có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Tuy nhiên hiện nay cũng có một số cơ sở sản xuất sử dụng đá gannit y như cách làm matcha để xay nhằm mang lại chất lượng cũng như bột sẽ có màu đẹp hơn.
Đặc điểm nhận dạng bột trà xanh và bột matcha
Bột Matcha
Bột Matcha có màu xanh đậm đều màu. Màu sắc này phản ánh sự tươi mát và chất lượng cao của lá trà xanh.
Bột Matcha có vị hơi đắng khi ăn bột tan đều trong lưỡi, nhưng đồng thời cũng có vị ngọt tự nhiên đọng lại ở hậu vị
Các bạn có thể thấy mùi hơi tanh như tảo biển do các khoáng chất được giữ lại ở Matcha.
Bột Matcha có khả năng dễ hòa tan trong nước, tạo ra một dung dịch mịn và không bị vón cục
Bột trà xanh
Bột trà xanh thường có màu xanh lá cây tươi sáng hoặc màu ngả vàng nhẹ. Màu sắc này có thể thay đổi nhẹ tùy thuộc vào nguồn gốc và cách chế biến.
Bột trà xanh có mùi thơm đặc trưng của lá trà xanh cũng có mùi hơi tanh giống như Matcha.
Bột trà xanh thường có vị đắng chát nhẹ. Vị đắng này là do chứa các hợp chất như Catechin và các chất chống oxy hóa khác.
Bột trà xanh có hạt nhỏ và mịn kích thước hạt có thể thay đổi nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy thuộc vào quy trình xay nghiền.
Tổng kết cách phân biệt bột trà xanh và bột matcha
Nguyên liệu: Cả Matcha và bột trà xanh đều được chế biến từ lá trà xanh. Tuy nhiên, quá trình sản xuất Matcha có phần phức tạp hơn. Lá trà xanh để sản xuất Matcha được che phủ để bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời trước khi thu hoạch, đóng góp vào màu sắc và hương vị đặc trưng của Matcha.
Phương pháp chế biến: Bột trà xanh thông thường được sản xuất bằng cách lấy lá trà xanh tươi và sấy khô trước khi xay nghiền thành bột. Matcha có quy trình chế biến đặc biệt hơn, bao gồm việc lấy lá trà Matcha từ các bụi trà được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời, hấp để loại bỏ độ ẩm và các chất lạnh, và sau đó xay nghiền thành bột mịn.
Màu sắc và hương vị: Một điểm đáng chú ý là Matcha có màu xanh đậm và hương vị đặc trưng hơn so với bột trà xanh thông thường. Màu sắc xanh đậm của Matcha đến từ việc lá trà được che phủ và không tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp trước khi thu hoạch. Điều này cũng tạo ra hương vị đặc trưng với vị đắng nhẹ và ngọt thanh ở hậu vị.
Sử dụng: Matcha thường được sử dụng trong trà truyền thống và cũng được sử dụng trong các món ăn và thức uống khác như kem Matcha, bánh Matcha và nước uống Matcha latte. Bột trà xanh thông thường thường được sử dụng để pha trà và có thể được sử dụng làm thành phần trong các công thức ẩm thực khác.
Giá trị dinh dưỡng: Matcha được coi là có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với bột trà xanh thông thường. Do quy trình chế biến đặc biệt, Matcha giữ lại được nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng từ lá trà xanh.
Như đã phân tích ở trên đã cho thấy sự khác biệt giữa bột matcha và bột trà xanh, tuy nhiên không phải sản phẩm bột nào nghiền từ búp trà ra cũng là bột matcha, nếu không làm đúng quy trình. Bạn nên cân nhắc sử dụng loại bột phù hợp với mình nhé!